Bánh mì là món ăn thường rất phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Hiện nay với nhu cầu đa dạng và tăng cao của người tiêu dùng. Bánh mì cũng được cho ra đời rất nhiều loại khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị,… Và đương nhiên cách làm bánh mì cũng trở nên đa dạng nhưng cũng rất dễ dàng. Tại bài viết này, Bếp Trí Năng sẽ hướng dẫn cách làm bánh mì Việt Nam với vỏ ngoài giòn rụm và bên trong thì ngon mềm. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nhé.
Cách làm bánh mì Việt Nam giòn rụm, đặc ruột
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu gồm:
- Bột mì 300g
- Men nở 5g
- Đường 15g
- Muối 1 ít
- Nước 200ml
- Bột vitamin C 0.10g
- Giấm 5g
Ngoài ra dùng một số dụng cụ làm bánh gồm: Máy đánh bột (nếu không có thì trộn bột bằng tay nhưng sẽ mất nhiều thời gian và công sức), dụng cụ để nướng: tùy điều kiện và thói quen sử dụng có thể dùng lò nướng, lò vi sóng, nồi nướng…
Các bước thực hiện
Bước 1: trộn bột bánh mì
Việc cần làm đầu tiên là phải kích hoạt men nở. Sử dụng 200ml nước ấm, đường, muối và men nở trộn đều, sau đó để riêng.
Việc tiếp theo là trộn bột: Bạn cho 300gr bột mì cho hỗn hợp men nở, bột vitamin C và giấm vào trộn. Có thể dùng máy trộn hoặc dùng tay để trộn bột cho đến khi bột trắng và nở ra là được.
Sau đó, bạn đem ủ kín khối bột tạo ra trong thời gian 20-30 phút.
Bước 2: Nhồi bột bánh mì
Lấy bột bánh mì ra khỏi tô để nhồi bột, nếu bạn nhồi bột bằng máy thì chỉ để tốc độ thấp không để tốc độ quá cao. Bởi điều đó có thể làm cho các sợi gluten đứt gãy ảnh hưởng đến quá trình nở của bột. Khối bột được tạo ra cuối cùng vẫn phải trộn bằng tay để nhồi bột, đập bột cho thật mịn và kéo dài ra được.
Còn ngược lại, khi bạn nhồi bột bằng tay bạn cần cho bột lên một mặt phẳng.Tiếp đó, bạn dùng một tay túm và đập bột rồi kết hợp mu bàn tay miết, đẩy bột ra. Và cho đến khi bột mì chuyển sang trạng thái mịn, dai và kéo được mỏng là hoàn thành.
Bước 3: Tạo hình bánh mì
Khi ủ bột đã nở ra hoàn toàn, bạn lấy khối bột ra. Rồi vo tròn bột thành khối cho thoát bớt khí ra ngoài, để bột nghỉ trong 5 phút. Sau đó, tiếp tục cán bột ra thành hình tròn mỏng.
Bạn dùng dao cắt bột thành những miếng đều nhau 6 miếng hoặc 8 miếng tùy theo.
Sau đó đến phần tạo hình bánh: bạn dùng tay lăn đều bột thành những thanh dài, thon và có 2 đầu nhọn.
Rồi bạn đem ủ khoảng 60 phút, đậy kín bánh bằng khăn ướt.
Thời gian ủ bánh mì lần 1 hay lần 2 dài hay ngắn phụ thuộc nhiệt độ phòng. Nhiệt độ phòng càng cao thì quá trình nở của bột càng nhanh thời gian ủ sẽ càng được rút ngắn lại.
Bước 4: Nướng bánh mì
Khi bột đã được ủ đủ thời gian, bạn dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, phun thêm nước vào những chỗ bị rạch.
Kế đó, để thêm một khay nước sôi vào ngăn dưới cùng của lò. Tiếp theo, bật lò nướng ở nhiệt độ 170- 180 độ C, trước 10 phút cho lò nóng. Khi mà lò đã nóng thì bạn cho bột vào khay, bỏ vào lò nướng để nướng bánh mì. Thời gian nướng bánh sẽ là 18-20 phút, nhiệt độ nướng là 170 độ C. Khi lò báo nướng xong, bạn kiểm tra thấy bánh chín vàng đều thì bạn lấy bánh ra ngoài và có thể phết thêm bơ khi bánh còn nóng.
Xem thêm: lò nướng công nghiệp của Bếp Trí Năng
>>> Lò nướng gas công nghiệp Salamander 745B
>>> Lò nướng 1 tầng 2 khay chạy điện
>>> Lò nướng AT-937
Hoàn thành
Và thế là thành phẩm bánh mì vàng ươm, đặc ruột đã ra lò. Bánh sẽ rất ngon khi ăn nóng đó nhé. Nhưng nếu mà bạn không dùng hết có thể để thêm 1-2 ngày bằng cách bảo quản trong túi ni lông buộc kín. Và đến khi dùng có thể xịt thêm nước rồi bỏ vào lò nướng lại ở nhiệt độ 160 độ C trong vòng 3-5 phút.
Làm sao để giúp bánh mì được giòn lâu hơn? Bếp Trí Năng mách bạn bảo quản bánh mì trong ngắn đá tủ lạnh hoặc giấy báo bánh sẽ giòn lâu hơn đó nhé. Và trên đây chính là bài viết về cánh làm bánh mì Việt Nam thơm ngon, giòn rụm.
Bạn hãy để lại những ý kiến và theo dõi thêm nhiều loại công thức nấu ăn mới hơn nhé. Và đừng quên Bếp Trí Năng vẫn luôn cung cấp các thiết bị nhà bếp công nghiệp cao cấp. Chính hãng 100%.
Chúc các bạn thành công !