Cách làm bún tươi truyền thống tại nhà cực đơn giản

Bún tươi được sử dụng trong khá nhiều món ăn như: Bún gà, bún heo hay bún chả. Thay vì tìm mua bún tươi ở ngoài chợ các bạn có thể tự mình làm bún tươi tại nhà một cách vô cùng dễ dàng. Không những vậy khi chúng ta tự làm bún tươi thì giá thành nguyên liệu sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc đi mua bún tươi ở ngoài chợ.

Vậy để làm bún tươi thì cần làm những gì hãy cùng Bếp BTN tìm hiểu cách làm bún tươi truyền thống nhé.

Thành phần dinh dưỡng của bún tươi.

Bún tươi truyền thống là loại thực phẩm giàu tinh bột, nó cung cấp một lượng lớn tinh bột cho con người. Tinh bột có vai trò tinh bột là một chất vô cùng quan trọng đối với con người.

Khi cơ thể tiếp nhận tinh bột, tinh bột sẽ bị thuỷ phân tạo thành đường glucose chất này cung cấp nguồn năng lượng (calo) chính cho hoạt động sống của con nguời.

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bún tươi
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bún tươi

Cách làm bún tươi truyền thống tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm bún tươi truyền thống.

  • 200 gram bột gạo
  • 35 gram bột năng
  • Nguyên liệu khác: nước lọc, muối ăn và dầu ăn
  • Dụng cụ cần có để làm bún: Khuôn làm bún, màng bọc thực phẩm, nồi…

Dụng cụ cần chuẩn bị cho cách làm bún tươi truyền thống
Dụng cụ cần chuẩn bị cho cách làm bún tươi truyền thống

Cách làm bún tươi truyền thống tại nhà cực đơn giản từ gạo.

Bước 1: Chuẩn bị bột gạo làm bún tươi.

Lấy một bát tô to sạch và khô rồi đổ bột gạo vào trong bát. Tiếp theo bạn trộn thêm 1/3 thìa cà phê muối vào cùng với bột gạo ở thể khô. Nếu muốn sợi bún sau khi làm song được dai và ngon hơn thì bắt buộc bạn không được bỏ qua bước này.

Sau khi trộn đều hỗn hợp bạn từ từ cho nước lọc vào trong bát tô. Vừa rót bạn vừa khuấy nhẹ và đều để bột hút nước đều và không bị ván cục. Khi lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp bột sệt không nhão quá cũng như không khô quá. Bạn dùng đũa ăn cơm nhào thật kỹ hỗn hợp đảm bảo không có bột gạo bị vón cục.

Hòa bột song chúng ta lấy giấy bọc thực phẩm bọc vào bột và để cho bột nghỉ trong khoảng 2 tiếng rồi mới thực hiện tiếp bước nhồi bột. Lưu ý phải để bột nghỉ đủ thời gian thì bún mới được ngon nhất.

Bước 2: Nhồi bột gạo cho cách làm bún tươi truyền thống.

Sau khi hết thời gian ủ bột bạn cho chảo lên khô lên bếp đu cho nóng lên. Tiếp theo, bạn cho thêm 1 thìa cafe dầu ăn vào chảo rồi láng sao cho đều để dầu lan khắp đáy chảo là được. Việc làm như này giúp bột không bị cháy khi bạn nấu bột.

Khi chảo đã làng đều dầu bạn cho hết chỗ bột gạo mà đã cho nghỉ ở trên vào. Khuấy đều tay hỗn hợp bột trong chảo với ngọn lửa thấp. Sau 3 đến 5 phút, lúc này bột gạo đã trở thành một khối mịn, không còn dính vào chảo nữa là bạn đã sắp hoàn thành cách làm bún tươi rồi đó. Lúc này, bạn tắt bếp và cho bột gạo trong chảo ra mâm phẳng.

Trong lúc bột còn nóng bạn thêm 35 gram bột năng vào khối bột. Đeo bao tay và nhồi thật kỹ khối bột cho đều vào với bột năng. Sau khi nhồi được khoảng 10 phút thì bạn lại để bột nghỉ lần 2 khoảng 30 phút nữa rồi mới tiếp tục nhồi bột lần 2. Nhào bột càng dẻo thì khi sợi bún làm ra càng mềm.

Nhồi và nặn bột gạo để làm bún tươi
Nhồi và nặn bột gạo để làm bún tươi

Bước 3: Ép bún thành sợi.

Để thực hiện bước ép bún bạn cần chuẩn bị thêm một nồi và 2 lít nước và đun sôi. Bạn cũng có thể sử dụng lại chiếc chảo mà vừa nãy quấy bột để luộc bún nhé.

Đun sôi 2 lít nước cùng với với 1 nửa thìa dầu ăn. Khi nước đã sôi bạn cho khối bột vào khuôn ép bún và ấn thật mạnh tay cho sợi bún chảy xuống nồi nước đang sôi.

Ép bún xong bạn tiếp tục luộc bún sợi dưới ngọn lửa vừa cho đến khi sợi bún bắt đầu trong lại là được. Khi bún chín bạn đổ bún ra chậu rồi nhanh tay xả nước lạnh vào để bún được trắng và trong hơn. Cuối cùng bạn cho bún ra rổ rồi vẩy bún thật kỹ cho ráo nước để bún không bị nhão nước, úng nước.

Ép bột bún tạo sợi bún
Ép bột bún tạo sợi bún

Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại nồi nấu phở điện Bếp BTN để tiết kiệm thời gian nấu ăn

Những lưu ý khi thực hiện cách làm bún tươi truyền thống.

Lưu ý về sợi bún: Trong khi ép bún ra sợi bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh sợi bún to hoặc nhỏ hay dài hoặc ngắn tùy theo sở thích. Nếu bạn muốn nấu bún bò Huế. Ngược lại, với các món như bún ốc, bún gà… thì bạn sẽ dùng khuôn ép sợi nhỏ sẽ làm cho món bún phù hợp và ngon hơn.

Lưu ý khi làm bún lá: Bún lá là loại bún thường được sử dụng trong món bún đậu mắm tôm. Để làm ra bún lá thì trong lúc bún mới ép song vẫn còn nóng, bạn lấy nhanh một lượng bún vừa phải đủ quấn 3 vòng ngón tay. Sau đó quấn các sợi bún quanh 3 ngón tay thật chặt hoặc đũa nấu ăn sau đó xếp rời nhau ra. Bạn phải quấn thật chặt tay nhưng đừng chặt quá vì bún sẽ bị đứt không ngon.

Sau khi quấn bún xong, bạn dùng một chiếc đĩa phẳng ép nhẹ lên mặt bún để bún nhanh ráo nước hơn. Sau đó để nguyên khoảng 3 tiếng là bạn đã có được những lá bún ngon và rất phù hợp để làm bún đậu rồi đó

Phân loại bún theo hình thức bên ngoài.

Bún tươi rối.

Bún tươi rối là loại bún sau sau khi ép bún song, cho ra khỏi chậu nước tráng không được sắp xếp mà để rối, lộn xộn. Loại bún tươi truyền thống này là loại tương đối phổ biến và thường được sử dụng trong các món bún nước.

Bún tươi truyền thống
Bún tươi truyền thống

Bún vắt hay bún lá.

Loại bún này thường là các sợi bún tươi sau khi ép được quấn thành từng dây có đường kính độ 4 đến 5mm, dài cỡ 30 đến 40cm. Loại này thường có hình dẹt giống chiếc lá. Thích hợp khi sử dụng các món bún khô như bún đậu mắm tôm hay bún chả.

Bún vắt hay còn gọi là bún lá
Bún vắt hay còn gọi là bún lá

Bún nắm.

Loại này là loại bún sau khi chế biến được nặn thành hình tròn. Loại này ít phổ biến hơn hai loại bún nói trên. Một số nơi dùng loại bún này trong các đám cưới.

Kết luận sau khi thực hiện cách làm bún trươi truyền thống.

Thực chất cách làm bún tươi truyền thống tại nhà không hề khó hơn nữa lại vô cùng đơn giản. Đặc biệt bún do bạn làm sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm không có chất tẩy trắng. Do vậy khi dùng tô bún sẽ ngon và đảm bảo hơn. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận